CLOUDING dịch vụ Cloud VPS cao cấp

CLOUDING.VN

Chống ddos cho VPS hiệu quả

Chống ddos cho VPS hiệu quả là cách mà nhiều doanh nghiệp và cá nhân sử dụng VPS đang tìm kiếm. VPS chắc hẳn nhiều người dùng đã gặp phải nhiều trường hợp hệ thống máy chủ bị treo, do sự tấn công DDOS. DDoS VPS gây ra tình trạng quá tải, nghẽn băng thông hoặc không thể truy cập máy chủ dẫn đến những tổn thất lớn cho doanh nghiệp.Vậy làm cách nào để chống ddos cho vps nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí? Để chống ddos cho vps chạy hệ điều hành Linux (Ubuntu, Centos, Redhat,..) cũng như chống ddos cho vps windows, CLOUDING sẽ hướng dẫn bạn đọc các cách chống ddos cho vps tốt nhất ngay dưới đây

DDoS là gì?

DDoS là viết tắt của “Distributed Denial of Service”, hoặc từ chối dịch vụ phân tán trong tiếng Việt. Nó là một hình thức tấn công mạng nhằm làm ngừng hoạt động một dịch vụ trực tuyến bằng cách làm tràn ngập nó bằng lưu lượng truy cập từ nhiều nguồn khác nhau.

Có ba loại tấn công DDoS phổ biến:

Tấn công dựa trên lượng lưu lượng (Volume-based). Sử dụng một lượng lớn lưu lượng truy cập để làm tràn ngập băng thông mạng.

Tấn công dựa trên giao thức (Protocol-based). Tập trung vào việc khai thác các tài nguyên máy chủ bằng cách tấn công các giao thức mạng.

Tấn công ứng dụng (Application-based). Tập trung vào các ứng dụng web và được xem là loại tấn công tinh vi và nghiêm trọng nhất, thường làm quá tải máy chủ hoặc làm cho các ứng dụng trở nên không khả dụng cho người dùng bình thường.

>>> Có thể bạn quan tâm: Giới hạn IP truy cập VPS windows

Các loại tấn công từ chối dịch vụ phổ biến hiện nay.

Các loại tấn công từ chối dịch vụ phổ biến hiện nay.
Các loại tấn công từ chối dịch vụ phổ biến hiện nay.

SYN Flood: Tận dụng lỗ hổng trong chuỗi kết nối TCP. Gọi là bắt tay ba chiều. Để gửi tin nhắn đồng bộ (SYN) và không đóng kết nối, làm quá tải máy chủ và gây sự cố.

UDP Flood: Tấn công vào các cổng ngẫu nhiên trên máy tính hoặc mạng bằng gói tin UDP để làm quá tải máy chủ.

HTTP Flood: Gửi yêu cầu HTTP giả mạo. Để làm quá tải máy chủ và sử dụng tài nguyên tối đa.

Ping of Death: Gửi các gói tin IP độc hại. Điều này để kiểm soát giao thức IP và gây sự cố cho hệ thống.

Smurf Attack: Giả mạo địa chỉ IP và sử dụng giao thức ICMP. Mục đích để ping các địa chỉ IP trên một mạng nhất định.

Fraggle Attack: Sử dụng lượng lớn lưu lượng UDP vào mạng phát sóng của router.

Slowloris: Giữ liên kết mở lâu để làm quá tải máy chủ trong một cuộc tấn công web.

Tấn công ứng dụng: Tận dụng các lỗ hổng trong ứng dụng để gây sự cố.

NTP Amplification: Khai thác các máy chủ NTP để làm tràn ngập lưu lượng UDP.

Advanced Persistent DoS (APDoS): Sử dụng nhiều kiểu tấn công. Ngoài ra còn gửi hàng triệu yêu cầu/giây để gây thiệt hại nghiêm trọng.

Zero-day DDoS Attacks: Tấn công sử dụng các lỗ hổng mới, chưa được vá.

Nhận biết VPS của bạn bị tấn công DDOS

Phát hiện VPS của bạn bị tấn công DDoS không phải lúc nào cũng dẫn đến sự sập đổ hoàn toàn của dịch vụ. Có nhiều vấn đề kỹ thuật hoặc do quản trị viên đang thực hiện bảo trì và quản lý có thể gây ra sự cố tương tự. Dưới đây là một số triệu chứng bạn có thể nhận ra để phát hiện tấn công DoS hoặc DDoS:

  • Mạng hoạt động chậm đột ngột khi thực hiện các thao tác như mở file hoặc truy cập website.
  • Không thể truy cập vào website mặc dù trang web vẫn hoạt động bình thường.
  • Không thể truy cập vào bất kỳ trang web nào.
  • Số lượng thư rác tăng đáng kể trong tài khoản của bạn.

Chống ddos cho VPS hiệu quả

Để chống lại tấn công DDoS hiệu quả, không có biện pháp cụ thể nào. Tuy nhiên, dưới đây là 4 cách mà CLOUDING giới thiệu để giảm thiểu nguy cơ trở thành nạn nhân của kiểu tấn công này. Đồng thời ngăn chặn máy tính của bạn được sử dụng để tấn công máy tính khác.

Chống ddos cho VPS hiệu quả

Chống ddos cho VPS: Chống thao tác tải lại trang web một cách liên tục

Một hình thức tấn công vps thường được sử dụng hiện nay chính là tải lại trang web liên tục. Để thực hiện thao tác này hệ thống tấn công có thể dùng hai cách. Một là nhấn phím F5 liên tục hoặc sử dụng phần mềm có sẵn với chức năng tải lại tương tự. Thông thường thời gian tải lại thường được mặc định sẵn mà không phải thao tác lại nhiều lần. Khi gặp phải sự cố này, trang web của bạn sẽ chạy chậm lại bởi quá nhiều lượt truy cập ảo, gây ảnh hưởng đến băng thông kết nối của trang web.

Trong trường hợp này bạn có thể thiết lập tập tin .htaccess với nội dung như sau:

RewriteEngine on
RewriteCond %{HTTP_REFERER} !^http(s)?://(www.)?domain.com [NC]
RewriteRule !antiddos.phtml https://www.domain.com/antiddos.phtml?%{REQUEST_URI} [QSA]

Đồng thời tạo song song một tập tin với tên gọi antiddos.phtml. Nội dung chính gồm: 

<?
$text = $HTTP_SERVER_VARS['QUERY_STRING'];
$text = preg_replace("#php",'php?',$text);
echo('
;[CLICK HERE TO ENTER]</a
');
?>

Sau khi bạn tải thành công hai tập tin trên lên trang web của bạn thì mỗi lần truy cập vào website sẽ có thông báo đẩy yêu cầu nhấp chuột để xác định người dùng. Đồng thời thao tác tải lại trang web lúc này sẽ không ảnh hưởng đến tốc độ truy cập bởi nó chỉ là một trang HTML nhỏ.

Chống ddos cho VPS: Giới hạn lưu lượng truy cập tại một thời điểm

Khi có thao tác của khách hàng truy cập website của bạn sẽ tạo ra một truy vấn kết nối với hệ thống dữ liệu CSDL và trả về thông tin cần tìm kiếm được hiển thị trên website. Lượng truy vấn kết nối này có một giới hạn nhất định, nếu vượt hạn định cho phép sẽ dẫn tới tốc độ truy cập chậm. 

Lợi dụng yếu tố vận hành này của website mà các tổ chức tin tặc thường tạo ra các kết nối ảo. Thông qua xây dựng proxy hoặc dùng mạng botnet để phá hỏng trang chủ, làm sập website. 

Để hạn chế một cách tối đa sự cố không mong muốn này bạn có thể chủ động giới hạn lượt truy cập web trên cùng một thời điểm. Đồng thời cách chống ddos  này cũng có thể áp dụng cho cả hai trường hợp: chống ddos VPS windows hoặc chống ddos VPS linux. Bạn thêm đoạn mã sau vào trang chủ của website

function server_busy($numer) {
if (THIS_IS == 'WEBSITE' && PHP_OS == 'Linux' and @file_exists ( '/proc/loadavg' ) and $filestuff = @file_get_contents ( '/proc/loadavg' )) {
$loadavg = explode ( ' ', $filestuff );
if (trim ( $loadavg [0] ) > $numer) {
print '';
print 'Lượng truy cập đang quá tải, mời bạn quay lại sau vài phút.';
exit ( 0 );
}
}
}
$srv = server_busy ( 1000 ); // 1000 là số người truy cập tại 1 thời điểm

Đoạn mã trên được thiết lập sẽ cho phép 1000 người online cùng một lúc. Nếu vượt quá số lượng cho phép bạn sẽ nhận được thông báo: “ Lượng truy cập đang quá tải. Mời bạn quay lại sau vài phút”. Một lưu ý nhỏ khi sử dụng đoạn mã này nó chỉ áp dụng cho ngôn ngữ lập trình PHP.

Chống ddos cho VPS: Sử dụng Cloudflare

Chống ddos cho VPS: Sử dụng Cloudflare
Chống ddos cho VPS: Sử dụng Cloudflare

Với phương pháp này bạn hoàn toàn có thể lựa chọn chức năng có trả phí hoặc miễn phí. Tuy nhiên nếu quy mô website lớn chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng tính năng có trả phí. Vì nó không chỉ giúp bạn chống lại những cuộc tấn công máy chủ ảo vps quy mô lớn mà còn có tác dụng duy trì lượng băng thông ổn định cho website. 

Chống ddos cho VPS: Sử dụng Firewall cứng chống tấn công DDOS hiệu quả nhất

Trong những cách hướng dẫn chống ddos cho vps hiệu quả thì chúng tôi thường khuyên người dùng lựa chọn phương án này, bởi nó cho hiệu quả tối ưu nhất. Bạn có thể lựa chọn sử dụng Firewall với hai cách sau: 

+ Dùng Firewall cứng chuyên dụng

Đây là cách chống ddos cho hiệu quả vô cùng tốt nhưng chi phí sử dụng cũng vô cùng đắt đỏ. Bởi bạn cần trả cả hai loại phí cho phần cứng và phần mềm đi kèm. Thông thường mức phí sẽ được tính theo năm.

+ Cài đặt phần mềm chống ddos pfsense

Là phần mềm có hệ thống mã nguồn mở. Với sức mạnh khá ổn, cho phép người dùng chặn được các cuộc tấn công có quy mô nhỏ và vừa. Tuy nhiên để phần mềm hoạt động hiệu quả nhất cần căn cứ vào một số yếu tố của Server như: RAM, CPU, port mạnh và SSD.

>>> Có thể bạn quan tâm: Check Tốc Độ Mạng Trên VPS Windows & VPS Linux

Bài viết trên, CLOUDING đã hướng dẫn bạn các cách phòng chống DDoS hiệu quả. Hy vọng những giải pháp nêu trên có thể giúp ích cho bạn trong việc phòng chống tấn công DDoS gây ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp. Nếu có thắc mắc về dịch vụ VPS tại CLOUDING, hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi có thể giải đáp cho bạn kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *